Dịch Vụ Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu tại Châu Âu
1. Thế nào là Nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là một loại tài sản thuộc sở hữu trí tuệ chứa đựng chữ số, chữ viết, hình dạng của sản phẩm, màu sắc, tên, biểu tượng, hoặc bất cứ sự kết hợp nào tạo nên sự khác biệt cho nhãn hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác và tạo nên giá trị cho nhãn hiệu của bạn.
2. Tại sao bạn phải đăng ký Bảo hộ Nhãn hiệu?
Xây dựng một nhãn hiệu nổi tiếng là việc làm lâu dài, là quá trình song song với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Và bảo vệ nhãn hiệu là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những lợi ích chính để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Bảo vệ giá trị nhãn hiệu và khoản đầu tư của bạn;
- Chống lại các hành vi xâm phạm từ đối thủ;
- Xác lập quyền sở hữu của bạn;
- Ngăn ngừa các hành vi gây nhầm lẫn hoặc gian lận;
- Tạo dựng giá trị tài sản;
- Tạo nguồn thu nhập từ tài sản sản trí tuệ.
Những loại hình nào có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu* (EU)?
Bảo hộ nhãn hiệu tại EU bao gồm các dấu hiệu, tên gọi cụ thể, thiết kế, chữ cái, chữ số, màu sắc, hình dạng của sản phẩm, bao bì hàng hóa hoặc âm thanh.
Để đăng ký bảo hộ thành công, nhãn hiệu của bạn phải khác biệt và không được mô tả chi tiết những sản phẩm mà bạn cung cấp.
- Nhãn hiệu cá nhân, nhãn hiệu tập thể, và nhãn hiệu chứng nhận là ba loại nhãn hiệu mà bạn có thể đăng ký
- Nhãn hiệu cá nhân: được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một công ty cụ thể với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhãn hiệu cá nhân có thể được đăng ký và sở hữu bởi một hoặc nhiều cá nhân.
- Nhãn hiệu tập thể: được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một nhóm các công ty hoặc thành viên của một hiệp hội với các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu tập thể có thể được đăng ký duy nhất bởi hiệp hội các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ hoặc thương nhân, pháp nhân theo quy định của pháp luật.
- Nhãn hiệu chứng nhận: được sử dụng để chỉ ra hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chứng nhận của tổ chức chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận có thể được đăng ký bởi bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân, bao bồm các tổ chức, chính quyền và công ty theo quy định của pháp luật.
Đăng ký bảo bộ nhãn hiệu tại EU
Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn đăng ký tại một trong bốn hệ thống đăng ký nhãn hiệu tại EU:
- Nếu bạn muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình tại một quốc gia thành viên EU, nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở hoặc mong muốn tiến hành kinh doanh. Bạn có thể làm đơn đăng ký nhãn hiệu đến văn phòng IP tại quốc gia bạn muốn bảo hộ. Đây là bảo hộ nhãn hiệu cấp quốc gia.
- Nếu bạn muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình ở Bỉ, Hà Lan hoặc Luxembourg. Bạn có thể làm đơn đăng ký nhãn hiệu đến Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Benelux (BOIP). Đây là bảo hộ nhãn hiệu cấp khu vực.
- Nếu bạn muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình tại nhiều quốc gia thành viên EU. Bạn có thể làm đơn đăng ký nhãn hiệu đến Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO). Đây là bảo hộ nhãn hiệu cấp Châu Âu.
- Nếu bạn muốn mở rộng sự bảo đảm nhãn hiệu của mình ra quốc tế tới bất kỳ quốc gia nào là bên ký kết Nghị định thư Madrid. Bạn có thể làm đơn đăng ký nhãn hiệu đến Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Đây là bảo hộ nhãn hiệu cấp quốc tế.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại EU
- Sau khi đăng ký, nhãn hiệu của bạn sẽ được bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trên tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
- Sở hữu độc quyền nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu với thời hạn 10 năm.
* Liên minh Châu Âu bao gồm 27 nước thành viên: Áo; Bỉ; Bulgaria; Croatia; Síp; Cộng hòa Séc; Đan Mạch; Estonia; Phần Lan; Pháp; Đức; Hy Lạp; Hungary; Ai-len; Ý; Latvia; Litva; Luxembourg; Malta; Hà Lan; Ba Lan; Bồ Đào Nha; Romania; Slovakia; Slovenia; Tây Ban Nha; Thụy Điển.