Chúng tôi sẽ gửi những tin tức mới nhất và thú vị nhất cho bạn.
Nhờ có kế hoạch chiến lược ứng phó COVID-19 kịp thời và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được nhiều khó khăn trong đại dịch, thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư và doanh nghiệp quốc tế. Dưới đây là 5 ngành nghề nổi bật trong nước có nhiều tiềm năng tăng trưởng và đáng đầu tư nhất.
Xây dựng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Việt Nam. Trong 10 năm qua, ngành xây dựng Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ 8.5%/năm. Đà tăng trưởng này hứa hẹn sẽ còn tăng cao vì chính phủ vẫn sẽ đẩy mạnh việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông,... giải quyết nhu cầu đi lại, giao thương kinh tế giữa các vùng và nhằm thu hút nhiều hơn nguồn lực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các khu kinh tế và các trung tâm thương mại của cả nước.
Quá trình đô thị hóa vẫn đang tăng đều và sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu phát triển, mở rộng các khu dân cư mới. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã giúp thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng đạt được mức tăng trưởng tích cực.
Theo tập đoàn Fitch Solutions, lĩnh vực xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh với mức trung bình hàng năm trên 7% trong thập kỷ tới, với sự hỗ trợ từ những quỹ đầu tư chiến lược. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam trong tương lai, khi Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Đại dịch COVID-19 khiến nhiều công ty thương mại bắt đầu chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam.
Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp quốc tế và các công ty sản xuất máy móc, trang thiết bị... Nguyên nhân chính là ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và những căng thẳng thương mại đã thúc đẩy sự chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.
Hiện nay, nhiều công ty sản xuất đang có kế hoạch di dời địa điểm sản xuất để tìm thị trường thay thế trong tình hình giá cả tăng cao. Đặc biệt, các công ty thương mại đa quốc gia như Samsung, LG và nhiều công ty sản xuất điện tử của Nhật Bản đã và đang dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc và Ấn Độ sang Việt Nam, hoặc thành lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam mà không phải là Trung Quốc.
Một lợi thế lớn khi thành lập công ty sản xuất tại Việt Nam là chi phí. Chi phí nhân công ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, trong khi đó chi phí dây chuyền sản xuất lại thấp và có nhiều ưu đãi thuế hơn.
Cuộc chiến thương mại và đại dịch COVID-19 một lần nữa mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam, lần này là trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Làn sóng dịch chuyển của các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam tạo ra nhu cầu lớn cho lĩnh vực vốn đã “rất nóng” này. Trong thời gian đại dịch bùng phát, hàng ngàn Việt kiều trên khắp thế giới đã trở về quê hương để lập nghiệp, cũng là cơ hội rất lớn cho thị trường đầu tư bất động sản Việt Nam.
Trước đó, các quỹ đầu tư bất động sản nước ngoài cũng đã thâm nhập vào phân khúc nhà ở, thường là dưới dạng hợp tác với một nhà phát triển trong nước. Thị trường nhà ở hiện tại đã chuyển sự tập trung từ phân khúc cao cấp sang phân khúc bình dân, do quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhu cầu liên tục về nhà ở tại các trung tâm đô thị lớn.
Các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là từ Ấn Độ và Nhật Bản, đang tìm cách hỗ trợ và tìm kiếm cơ hội trong các dự án như đường xá, sản xuất và truyền tải điện, điện khí hóa nông thôn.
Tuy nhiên, thực tế sẽ không dễ dàng như lý thuyết đối với các doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam. Sẽ có một số điểm khác biệt mấu chốt giữa việc đầu tư bất động sản với tư cách là một công ty trong nước và với tư cách là một công ty nước ngoài. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu cách thị trường này hoạt động và nắm các quy trình thủ tục trước khi đưa ra quyết định.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự trỗi dậy của ngành thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng dao động từ 25 - 35% mỗi năm. Những con số này dự kiến sẽ tăng thêm trong năm nay do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến giao dịch hàng hóa cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, thậm chí thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ ngoại tuyến sang trực tuyến.
Hiện tại vào năm 2020, theo báo cáo Việt Nam có dân số gần 97 triệu người với 67 triệu người dùng điện thoại thông minh và Internet, 58 triệu người dùng mạng xã hội, khiến Việt Nam trở thành một quốc gia hấp dẫn đối với các công ty thương mại điện tử.
Có 3 loại hình thương mại điện tử phổ biến mà doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý:
Ngành Công nghệ tài chính ở Việt Nam được nhận định là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng, thu hút nguồn vốn của nhiều “cá mập”. Theo một báo cáo chung của PWC, United Overseas Bank (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore, năm 2019, Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN về đầu tư cho Công nghệ tài chính, thu hút 36% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ hai chỉ sau Singapore (51%).
Đại dịch COVID-19 dù tác động tiêu cực đến nhiều nền công nghiệp nhưng lại tạo ra cơ hội lớn cho ngành Công nghệ tài chính.
Đánh giá về cơ hội cho các quỹ đầu tư Công nghệ tài chính Việt Nam, ông Trần Viết Vinh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đổi mới công nghệ tài chính FIIN cho rằng giai đoạn này mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán và tài chính điện tử tại Việt Nam. Hành vi của người tiêu dùng đang chuyển xu hướng từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán điện tử để đối phó với đại dịch và sẽ tiếp tục như vậy sau khi mọi người nhận ra sự tiện lợi mà thanh toán điện tử mang lại cho những giao dịch tiền tệ hàng ngày.
Tin tức và thông tin chi tiết mới nhất từ khắp nơi trên thế giới do các chuyên gia của One IBC cung cấp cho bạn
Chúng tôi tự hào trở thành đối tác và là nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp hàng đầu của quý khách trong lĩnh vực thành lập công ty tại nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ liên quan đến công ty. Với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm giúp quý khách đạt được các mục tiêu cho sự phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Với sứ mệnh: “Giải pháp của chúng tôi, thành công của bạn”.